Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Xem thêm dự án: email marketing - phần mềm email marketing tốt nhất - pr online - dịch vụ thám tử

Trong số 10 thương vụ mua bán sáp nhập trị giá hơn một tỷ USD của nhà đầu tư trong nước tính từ đầu năm 2012 đến quý I/2013, M&A bất động sản dẫn đầu, chiếm tỷ lệ 56%.
Báo cáo của Vietnam M&A 2012 Report and 2013 Outlook, bất động sản dẫn đầu top 10 thương vụ mua bán – sáp nhập trong nước lớn nhất tính từ quý I/2012 đến quý I/2013 với 4 giao dịch, trị giá 607,9 triệu USD.
Thương vụ Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam mua khu phức hợp Vincom Center A dẫn đầu top này. Kế đến là Công ty Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng mua 31,57% cổ phần Công ty Phát triển đô thị Nam Hà Nội.
Hai giao dịch mua bán sáp nhập bất động sản còn lại thuộc về Hanel và FLC Group. Công ty Điện tử Hanel đã thâu tóm 70% vốn góp của đối tác Hàn Quốc là Daewoo E&C tại dự án khách sạn Daewoo tại Hà Nội. Riêng thương vụ của FLC Group được xếp vào nhóm sáp nhập khi tập đoàn mẹ mua lại 100% cổ phần FLC Land (công ty con).
Xếp sau bất động sản, ngân hàng có 5 thương vụ M&A, tổng giá trị đạt 387,1 triệu USD. Trong 5 giao dịch này, chỉ có một trường hợp sáp nhập. Đó là việc Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) mua 100% cổ phần của Habubank với giá 192,9 triệu USD. 4 giao dịch còn lại do Eximbank, ông Trầm Bê và gia đình, Viettel, DOJI và các đơn vị trực thuộc lần lượt mua cổ phần của các ngân hàng: Sacombank, MB Bank và Tiên Phong Bank.
Nông nghiệp và thủy sản chỉ có một thương vụ M&A trong 15 tháng qua. Đó là giao dịch Masan Group mua 40% cổ phần Proconco trị giá 96 triệu USD.
Theo dự báo của VinaCapital, bất động sản tiếp tục là kênh có tiềm năng M&A lớn trong năm 2013-2014. Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế mua lại những tài sản đang hoạt động, tọa lạc tại vị trí đắc địa. Tuy nhiên, VinaCapital cho rằng điểm yếu của các công ty Việt Nam là gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn và còn nhiều hạn chế trong quản lý.

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

 
 Giá trị mua bán sáp nhập (M&A) toàn cầu đã chạm 1.750 tỷ trong nửa đầu năm, tăng 75% so với năm ngoái và cao nhất kể từ 2007.

yt-mua-ban-sap-nhap

Việc này phản ánh sự thay đổi tư tưởng tại cả Mỹ, châu Á và châu Âu. Những lo ngại rủi ro sau khủng hoảng tài chính đã bị đẩy sang một bên. Các công ty cũng ngày càng tin rằng M&A sẽ thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn là cứ kinh doanh như hiện nay. Giá trị M&A tại cả 3 châu lục đều tăng trong 6 tháng qua với rất nhiều giao dịch bằng tiền mặt.
Tại Mỹ, số thương vụ M&A từ đầu năm đã đạt 748,5 tỷ USD, tăng gần 75% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại châu Á – Thái Bình Dương, con số này đạt gần 330 tỷ USD, tăng 85% và là tốt nhất kể từ khi Thomson Reuters theo dõi năm 1980. M&A châu Âu cũng đang nóng trở lại với 509 tỷ USD được thông báo, gấp đôi năm ngoái.
Peter Tague – đồng giám đốc bộ phận M&A toàn cầu của Citi cho biết: “Các công ty đang bắt đầu chấp nhận rằng thế giới biến động chúng ta đang sống đã bước sang giai đoạn mới. Sẽ luôn có những vấn đề như Iraq hay khủng hoảng nợ đâu đó. Họ cũng nhận ra tăng trưởng trong môi trường này không thể dựa vào cắt giảm chi phí và các hoạt động kinh doanh hiện tại. Việc này khiến chúng tôi cho rằng triển vọng M&A đang rất sáng sủa”.
Sự phục hồi này xuất hiện tại tất cả lĩnh vực, trừ tài chính do các quy định quản lý quá chặt chẽ. “Tín dụng dồi dào và chi phí đi vay thấp đã khiến M&A nở rộ. Tuy nhiên, các thương vụ M&A được thực hiện chủ yếu vẫn do chiến lược của các công ty”, Gilberto Pozzi – Giám đốc M&A khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi của Goldman Sachs cho biết trên Financial Times.
“Rất nhiều thương vụ đã được cân nhắc từ lâu rồi. Nhưng một năm gần đây, các lãnh đạo mới đủ dũng cảm để thực hiện”, Robert Rankin – đồng giám đốc mảng ngân hàng doanh nghiệp và chứng khoán tại Deutsche Bank cho biết.
Y tế là ngành có hoạt động mua bán – sáp nhập sôi nổi nhất với giá trị lên tới 317 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Rất nhiều hợp đồng trị giá trên 10 tỷ USD, như Medtronic (Mỹ) mua Covidien (Ireland) với 48 tỷ USD hay Valeant (Canada) mua Allergan (Mỹ) với 62,5 tỷ USD. Số liệu ngành này lẽ ra sẽ còn cao hơn nữa nếu thương vụ Pfizer và AstraZeneca thành công.

Xem thêm dự án tại: email marketing - pr online - marketing online - dịch vụ thám tử - mua bán sáp nhập

Mua bán sáp nhập – Giám đốc điều hành Recof công ty tư vấn mua bán-sáp nhập của Nhật – Masataka Yoshida đánh giá Việt Nam là thị trường M&A lớn thứ hai của doanh nghiệp nước này tại Đông Nam Á.

Bên lề diễn đàn M&A Việt Nam năm 2014, ông Masataka Yoshida – Giám đốc điều hành Recof đã trao đổi về một số vấn đề liên quan đến thị trường M&A tại Việt Nam.
ndcg-mua-ban-sap-nhap
Ông Masataka Yoshida đánh giá Việt Nam là thị trường M&A lớn thứ hai với nhà đầu tư Nhật Bản trong khu vực Đông Nam Á.
- Doanh nghiệp Nhật Bản là những nhà đầu tư khá quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về những thương vụ M&A vừa qua cũng như thời gian tới?
- Trong 3 năm qua, nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm lớn đến việc mua bán sáp nhập tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, bắt nguồn từ sự bão hòa của thị trường nội địa Nhật Bản cũng như ảnh hưởng của chính sách Abenomics và mối quan hệ giữa hai nước trong hơn 40 năm qua. Sự quan tâm này tăng lên nhanh chóng và bao trùm gần như các ngành chính trong sản xuất và phi sản xuất. Qua các số liệu, Việt Nam hiện là thị trường M&A đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á với các công ty Nhật Bản, sau Thái Lan.
Theo thống kê năm 2011, Nhật Bản có 18 thương vụ M&A tại Việt Nam, sang năm 2012 tăng lên 17 và lập kỷ lục 20 thương vụ vào năm 2013. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2014, chúng tôi nhận thấy số lượng các thương vụ M&A thành công đang tăng chậm lại, khi chỉ có 4 thương vụ được công bố.
- Có ý kiến cho rằng Việt Nam đang chờ đón làn sóng M&A thứ hai, quan điểm của ông về điều này như thế nào?
- Theo đánh giá của chúng tôi, làn sóng thứ hai này được hình thành bởi chính sách tăng cường cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Tại Việt Nam, khu vực này chiếm thị phần lớn tại thị trường nội địa và đóng vai trò quan trọng trong các ngành. Do vậy, đây sẽ là hoạt động ảnh hưởng và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Rất nhiều công ty Nhật Bản quan tâm tới việc mở rộng hoạt động M&A tại Việt Nam với nhiều lý do. Hiện một nửa danh mục thông tin của Recof là các thương vụ của doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm dịch vụ tài chính phi ngân hàng, vận tải, công nghệ, khách sạn, dịch vụ marketing và ngành hàng bán lẻ.
- Khi tham gia tư vấn cho các thương vụ M&A tại Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản có gặp vấn đề khó khăn gì không, thưa ông?
- Chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn khi tuân thủ các quy định pháp lý của Việt Nam. Các quy định này khá phức tạp và khó hiểu, gây cản trở nhất trong quá trình thực hiện các thương vụ tư vấn M&A. Theo kinh nghiệm của tôi những năm qua, việc thực hiện M&A tại Việt Nam là khó khăn nhất.
Riêng với các doanh nghiệp Nhà nước, tôi nhận thấy những quy định liên quan đến thủ tục đấu giá hay yêu cầu bán trên mức giá quy định của Nhà nước, đấu giá công khai sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình đàm phán. Hầu hết nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng họ cần được tìm hiểu kỹ hơn để cân nhắc về những doanh nghiệp có tiềm năng tại Việt Nam. Sự hạn chế trong minh bạch thông tin tài chính cũng là điểm khó khăn cho doanh nghiệp Nhật Bản tiếp cận các thương vụ cổ phần hóa tại Việt Nam.
Ngoài ra còn các vấn đề liên quan đến sự thay đổi đột ngột của phía bán hoặc kỳ vọng giá cao, cũng như cạnh tranh giữa các nhà đầu tư Nhật Bản…
- Theo ông, hoạt động M&A giữa Việt Nam với Nhật Bản thời gian tới sẽ có bước phát triển như thế nào?
- Nhu cầu đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển của các công ty Nhật Bản đang duy trì. Câu hỏi nên đầu tư vào đâu vẫn bỏ ngỏ, nhưng chúng tôi tin rằng Việt Nam đang ở vị thế tốt hơn so với nhiều nước Đông Nam Á khác, khi mà sự tập trung chủ yếu của các công ty Nhật Bản đều đang hướng về ASEAN.
Theo số liệu M&A của Recorf, số lượng các thương vụ giữa các công ty Việt Nam và Nhật Bản được báo cáo từ giữa năm 2011 đến năm 2013 là 18 vụ mỗi năm. Chúng tôi không ngạc nhiên nếu mật độ của các thường vụ sẽ đạt mức 30 hoặc cao hơn vào năm 2016.
- Những lĩnh vực nào sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư Nhật Bản?
- Theo tôi, các dịch vụ về tài chính, công nghệ thông tin, vận tải – logistic và các chuỗi nhà ăn, nhà hàng, đồ tiêu dùng nhanh hoặc đóng gói bao bì, sản phẩm sẽ nằm trong tầm ngắm của doanh nghiệp Nhật.
- Ông có lời khuyên gì cho các công ty Việt Nam trong quá trình đàm phán với nhà đầu tư Nhật Bản?
- Các công ty Nhật Bản cần nhiều thời gian hơn khi bắt đầu tham gia các cuộc đàm phán, với yêu cầu lớn hơn về số lượng thông tin. Tuy nhiên, chúng tôi thường khuyên khách hàng của mình cần kiên nhẫn. Các công ty Nhật Bản thường không cần quá nhiều thời gian một khi họ đã vạch rõ bước khởi đầu cho quá trình thâm nhập và sau đó lời nói của họ không dễ dàng thay đổi.
Các giao dịch cũng khó có thể thực hiện nếu thiếu nhà tư vấn tốt, nên có những nhà tư vấn bản địa đi cùng với doanh nghiệp Việt Nam, tạo sự hỗ trợ tốt hơn khi chúng tôi tiến hành đàm phán.